Bác sĩ nhi khoa: Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

28/06/2023 15:21

Đối với trẻ, đặc biệt vào những mùa nắng nóng thường dễ gặp tiêu chảy. Nguyên nhân xuất phát từ những thực phẩm hằng ngày.

Bác sĩ nhi khoa phát sóng lúc 17h50 chủ nhật trên kênh HTV7 với chủ đề “Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng”. Chương trình với sự dẫn dắt của MC Hải Triều cùng Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Ngọc Vân Nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng - Bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM. 

Mở đầu tiểu phẩm, người mẹ vốn dĩ bận rộn nên đem bé nhà mình sang cho người chị trông hộ. Tan làm mẹ đến thăm con, nhưng khi đến thì thấy bé không chịu ăn với gương mặt mệt mỏi: “Mẹ tranh thủ về thăm con nhưng sao con hổng vui. Con không ngoan mẹ để con đây với má hai”. Đúng lúc, người chị xuất hiện: “Mẹ gì quá đáng. Đi về thăm con mà tranh thủ đưa đẩy con của tôi nữa. Nếu về rồi thì xách nó đi về bên kia dùm tôi”, người dì vừa nói vừa trách móc. Người mẹ có chút không hiểu mình đã làm gì để chị phải xua đuổi như vậy.   

anh-man-hinh-2023-06-28-luc-151224-1687940416.jpg

Thấy vậy, người chị liền giải thích rằng do bé không chịu ăn, chén cơm vẫn còn nguyên nên vào bếp đổ ly nước ngọt cho uống để sôi ruột dễ tiêu, dễ ăn. Người mẹ cho rằng cách đó không hiệu quả và mắng bé. Người chị liền giải thích lí do sao em bé kén ăn và có nói rằng mình đã thêm gia vị vào đồ ăn để chấm dứt tình trạng. Bằng cách cho em bé ăn bún đậu mắm tôm nhưng em bé bị ói vừa tiêu chảy. Người mẹ trách chị của mình vì sao cho bé ăn trong thời tiết nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến mắm tôm khiến trẻ bị tiêu chảy cấp. Hai bên tranh luận không hồi kết, cuối cùng cả hai quyết định tìm bến chuyên gia tư vấn để tìm ra kết quả đúng sai.

Giải đáp thắc mắc tình huống trên, Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Ngọc Vân cho biết: “Nguyên nhân đầu tiên do ăn những thực phẩm bị nhiễm khuẩn từ vi trùng, virus dễ gây ra tình trạng ngộ độc thức ăn, tiêu chảy. Thứ hai, dị ứng không dung nạp sữa như sữa đậu nành hoặc có thể dị ứng với một phần đạm trong sữa, dị ứng với loại hạt như hạt đậu. Thứ ba, do dị ứng từ các loại hải sản: tôm, cua, cá. Cuối cùng, có thể trẻ đang điều trị kháng sinh như viêm họng, viêm xoang những kháng sinh đó nếu kéo dài quá một tuần sẽ gây kích thích, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng gây tình trạng tiêu chảy”.

anh-man-hinh-2023-06-28-luc-151141-1687940416.jpg

Nữ thạc sĩ đưa ra giải pháp cho vấn đề tiêu chảy: “Có trẻ bị ba lần một ngày nhưng cũng có trường hợp tình trạng kéo dài và đi vài lần trong ngày, không có triệu chứng mất nước vẫn ăn uống không bị sụt cân trường hợp đó bổ sung nước bằng đường như gói oresol. Nếu trẻ không chịu uống, có thể sử dụng nước dừa tươi cho vào ít muối. Nếu trẻ mất nước, đi phân lỏng nhiều hơn, ảnh hưởng đến trẻ như sụt ký, không ăn uống, tim mạch, huyết áp thay đổi có nghĩa ảnh hưởng đến các lưu lượng máu, thể tích nước trong cơ thể. Những trường hợp nặng như vậy nên đến bệnh viện gấp để thăm khám và điều trị”.

Những điều lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho trẻ nên đặt an toàn thực phẩm lên hàng đầu bởi liên quan tới nguồn nước. Nguồn nước nước phải hợp vệ sinh, thực phẩm phải bảo quản tốt bởi nắng nóng thức ăn rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn dễ xâm nhập không tốt đối với cơ thể của bé khi còn quá non nớt. Ngoài ra, cha mẹ phải tìm hiểu xem trẻ có bị dị ứng với thức ăn nào hay không.

Bác sĩ nhi khoa được phát sóng định kỳ lúc 17h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình  TP.HCM thực hiện, được sự đồng hành của thực phẩm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ Fitobimbi Omega Junior.

Bạn đang đọc bài viết "Bác sĩ nhi khoa: Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng" tại chuyên mục Khỏe - Đẹp. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.