Những biểu hiện khi bệnh nhân bị loét vùng xương cụt do tỳ đè

24/05/2023 15:06

Gia đình lo lắng khi bố có dấu hiệu bị loét vùng xương cụt do bại liệt, người hàng xóm tìm ra cách khắc phục.

Chương trình Bác sĩ gia đình phát sóng lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1 với chủ đề “Chăm sóc và phòng ngừa loét vùng xương cụt do tỳ đè”. Chương trình có sự tham gia tư vấn của Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Yến Loan, Nguyên Giảng viên Đại Học Y Dược, TP.HCM và MC Thanh Phương trong vai trò người kết nối.

Mở đầu tình huống, người phụ nữ hốt hoảng mong muốn họp gia đình vì vấn đề của người ba. Người phụ nữ chia sẻ: “Hôm nay tôi lên vệ sinh cho ba thì thấy vùng xương cụt của ba xuất hiện nhiều mẩn đỏ, lại còn xuất hiện mụn nước, sợ ba bị lở loét vùng đó quá”. Sau khi nghe câu chuyện, cả ba và con trai đều rất lo lắng cho tình trạng hiện tại của ba và mong muốn tìm ra cách khắc phục.

7-1684915500.jpg

Ngay lúc này, người đàn ông có con gái từ quê lên đem ít trái cây qua biếu gia đình hàng xóm nhưng lại thấy không khí căng thẳng. Chia sẻ một lúc mới biết được tình trạng của ông và cảnh báo gia đình vùng xương cụt rất quan trọng không được để tình trạng lở loét xảy ra. Biết được gia đình hàng xóm không biết cách điều trị và chăm sóc vùng da xương cánh cụt, anh liền nhờ chuyên gia tư vấn.

Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Yến Loan cho biết: “Loét vùng xương cụt do tỳ đè thường gặp ở bệnh nhân bệnh phải nằm lâu, không có khả năng cử động, không có khả năng thay đổi tư thế. Do đó sức nặng của cơ thể sẽ đè lên vùng xương cụt khiến chèn ép hệ lưu thông của máu dẫn đến tình trạng xung huyết lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng bị loét do kém nuôi dưỡng. Ở những bệnh nhân thường có tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ sẽ làm cho vùng xương cụt và luôn bị ẩm ướt, giấy bẩn bởi những chất bài tiết của bệnh nhân điều này tạo điều kiện phát triển nấm dẫn đến tình trạng loét ngoài”.

Nói về biểu hiện của loét vùng xương cụt và vết loét sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ Nguyễn Thị Yến Loan cho biết vết loét vùng xương cụt do tỳ đè chia thành bốn mức độ. Mức độ 1, vùng da chỗ tì đè bị đỏ, xung huyết và không biến mất sau ấn tay vào. Mức độ 2, vết thương màu hồng không có mô hoại tử. Mức độ 3, tổn thương toàn bộ lớp da có thể xuất hiện lỗ rò. Mức độ 4, tổn thương sâu dưới lớp cơ có mô hoại tử màu đen. Các loại vi trùng, vi khuẩn có độc lực mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

5-1684915500.jpg

Chia sẻ về cách điều trị và chăm sóc vùng loét vùng xương cụt do tỳ đè, bác sĩ Nguyễn Thị Yến Loan cho biết: “Người nhà không nên tự ý mua những loại thuốc bôi khi chưa có sự kê đơn của bác sĩ. Để đề phòng trường hợp bị loét xương cụt do bị tì đè người nhà nên xoay trở người bệnh 30 phút một lần.

Xoa bóp những vùng bị tì đè ba đến bốn lần một ngày. Giữ da vùng xương cụt luôn khô thoáng. Vải trải giường cần khô, sạch, không có nếp gấp, tránh để da tiếp xúc vào đệm. Người nhà bệnh nhân có thể tham khảo các giải pháp chăm sóc giúp bảo vệ xương cụt như sử dụng tã dán có thiết kế mềm mại, thấm hút nhanh để bảo vệ vùng xương cụt”.

Bác sĩ gia đình được phát sóng định kỳ lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình Vĩnh Long thực hiện, với sự đồng hành của nhãn hàng Tã Dán Caryn - Công Ty Cổ Phần Diana Unicharm.

Bạn đang đọc bài viết "Những biểu hiện khi bệnh nhân bị loét vùng xương cụt do tỳ đè" tại chuyên mục Khỏe - Đẹp. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.