Nên làm gì khi bị bàng quang tăng hoạt OAB ở người cao tuổi?

22/02/2023 08:30

Chứng bàng quang tăng hoạt OAB trở thành nỗi ám ảnh của người cao tuổi vì phải thường xuyên tiểu tiện, gây mất ngủ và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Tập 11 chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa vừa lên sóng trên kênh HTV7 với chủ đề “Bàng quang tăng hoạt OAB - nỗi ám ảnh của người cao tuổi”. MC Ngọc Nhi làm nhiệm vụ kết nối với chuyên gia là Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thu Nga, Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM đưa ra những lời khuyên hợp lý cho khán giả.

Trong tình huống tuần này, người mẹ lớn tuổi bị mắc chứng bàng quang tăng hoạt OAB dẫn đến tiểu són, tiểu thường xuyên đặc biệt là tiểu đêm. Thường xuyên phải dậy giữa đêm để đi tiểu tiện làm cho người mẹ bị mất ngủ, suy giảm về tinh thần ảnh hưởng sức khỏe. Nghe lời con gái, người mẹ đã sử dụng băng vệ sinh để giúp thấm hút, giảm việc đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, vì băng vệ sinh thấm hút không nhiều nên người mẹ vẫn phải thường xuyên thay mới để không bị tràn. Thấy vậy, người con trai mới đề nghị mẹ tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn rõ hơn. 

screenshot-2023-02-20-164019-1677029323.png

Là chuyên gia xuất hiện trong tuần này, bác sĩ Trần Thu Nga cho biết: “Bàng quang tăng hoạt OAB là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, bị co bóp đột ngột gây ra các chứng tiểu gấp, tiểu són, tiểu không tự chủ và nhiều lần trong ngày. Việc rối loạn tiểu tiện trong bàng quang tăng hoạt OAB gây nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là ở người cao tuổi. Gây ảnh hưởng tâm lý cho người bệnh, sinh hoạt khó khăn hơn vì phải thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều, tiểu đêm gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Tiểu đêm ở người cao tuổi dễ gây té ngã, nguy hiểm và tốn chi phí điều trị, mất thời gian. Thậm chí là dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của tình trạng tiểu đêm như: Làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não”

Theo bác sĩ, chứng bàng quang tăng hoạt OAB có thể điều trị nhưng vì nó đi đôi với quá trình lão hóa của cơ thể nên khả năng phục hồi không cao. Bác sĩ cho rằng, cách tốt nhất là lựa chọn được phương án phù hợp để sống cùng với bệnh. Phương pháp sử dụng băng vệ sinh như trong tình huống tuần này khá phổ biến nhưng chỉ là giải pháp tạm thời vì đó không phải là sản phẩm chuyên dụng trong trường hợp bệnh này.  

screenshot-2023-02-20-164114-1677029323.png

Theo bác sĩ, hiện nay người cao tuổi từ 50, 55 tuổi tại Hàn Quốc và Nhật Bản đã lựa chọn sử dụng giải pháp mặc tã quần để hỗ trợ cải thiện các vấn đề rối loạn tiểu tiện. Việc sử dụng tã quần mang đến các lợi ích như: Hạn chế việc thức dậy nhiều lần vào ban đêm, ngủ ngon và đủ giấc hơn; Dễ hòa nhập với cuộc sống hơn, tự tin khi đến với các buổi hội họp gia đình, bạn bè hoặc đi du lịch mà không lo phải tìm chỗ tiểu tiện gấp; Có thể chủ động tự chăm sóc bản thân, không sợ làm phiền con cháu.

Ngoài ra, chuyên gia còn lưu ý thêm về những lưu ý khi sử dụng tã cho người lớn tuổi vẫn tự chủ đi lại được như: Nên chọn tã quần thay vì tã dán để dễ sử dụng, chọn loại tã quần mỏng thoáng không gây hầm bí để người mặc thoải mái; chọn loại tã thấm hút tốt, chống tràn biên nước ra ngoài và đặc biệt là lựa chọn kích cỡ phù hợp.

Chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa được phát vào chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7, được đồng hành bởi nhãn hàng Caryn của công ty cổ phần Diana Unicharm. Chương trình do Công ty Truyền thông Bee phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM thực hiện.

Bạn đang đọc bài viết "Nên làm gì khi bị bàng quang tăng hoạt OAB ở người cao tuổi?" tại chuyên mục Khỏe - Đẹp. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.